Vàng là một trong những loại hàng hóa có giá trị nhất trên thế giới. Đây là kim loại quý có giá trị cao trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại. Không giống như tiền giấy, vàng là hàng hóa vật chất không phải chịu nguy cơ vỡ nợ. Mặc dù hệ thống tiền định danh đã thay thế hoàn toàn vàng dưới vai trò tiền tệ toàn cầu, nhưng vàng vẫn tiếp tục giữ được giá trị nội tại và giá trị kinh tế.
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến giá vàng.
- Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
Các ngân hàng trung ương có khả năng định giá rất lớn lên thị trường vàng toàn cầu. Trước tiên, ngân hàng trung ương là bên nắm giữ dự trữ ngoại hối của đất nước dưới dạng vàng vật chất. Nếu các ngân hàng đột ngột tăng hoặc giảm vị thế vàng của mình, dù chỉ một chút, điều này sẽ tác động mạnh lên giá vàng.
Thứ hai, trong các giai đoạn bất ổn kinh tế, chẳng hạn như khủng hoảng tài chính hoặc bất ổn chính trị, các ngân hàng trung ương có thể can thiệp bằng cách điều chỉnh chính sách tiền tệ: thay đổi lãi suất, in thêm tiền hoặc rút tiền ra khỏi hệ thống tài chính.
Khi hạ lãi suất hoặc in thêm tiền, lạm phát bắt đầu tăng và tiền tệ trong nước trở nên mất giá trị. Khi đó, giá vàng tăng lên vì vàng được sử dụng làm tài sản bảo vệ và bảo hiểm trước sự gia tăng của lạm phát. Khi lãi suất tăng và Ngân hàng Trung ương giảm bớt bảng cân đối kế toán, điều này sẽ khiến tiền tệ trong nước tăng giá và giá vàng sẽ giảm. Đây là tình trạng đã xảy ra vào năm 2022 khi các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ vào mùa xuân năm 2022. Kết quả là giá vàng bắt đầu giảm và chạm đáy vào cuối năm 2022, khi mà các ngân hàng trung ương bắt đầu giảm tốc độ tăng lãi suất.
- Cung và cầu thị trường
Giống như hầu hết các tài sản trên thị trường mở, nhu cầu vàng quá lớn (thường là để làm đồ trang sức hoặc một số sản phẩm y tế, công nghiệp và công nghệ đặc biệt) sẽ khiến giá vàng tăng (giả sử nguồn cung không đổi). Mặt khác, nhu cầu giảm thường gây ra tác động ngược lại đến giá vàng, làm giá giảm (giả sử nguồn cung được giữ nguyên).
Cũng cần lưu ý về giao dịch của các quỹ ETF. Nhiều quỹ ETF lớn nắm giữ một lượng vàng vật chất khá lớn. Dòng tiền vào và ra từ các quỹ ETF này có thể ảnh hưởng đến giá của kim loại này, làm thay đổi nguồn cung và cầu trên thực tế của thị trường.
- Những cú sốc trên toàn cầu và thiên tai (chiến tranh, động đất, sóng thần)
Giá vàng có xu hướng tăng trong những thời kỳ hỗn loạn khi mà chính phủ và nhà đầu tư xem vàng như một loại bảo hiểm trước sự bất ổn. Ngược lại, giá vàng có xu hướng giảm trong những thời kỳ ổn định khi các điểm đến đầu tư rủi ro song lại có khả năng sinh lời cao hơn trở nên khả dĩ.
- Phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ
Do đồng đôla Mỹ vẫn giữ vai trò là cơ chế định giá chuẩn cho vàng nên giá vàng cũng có mối tương quan nghịch với lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ. Thông thường, nếu chỉ số đồng đôla tăng, việc này sẽ khiến trái phiếu chính phủ tăng và giá vàng giảm. Ngược lại, sự sụt giảm của đồng đôla sẽ kích hoạt sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu chính phủ và góp phần làm tăng giá vàng. Khi đồng đôla bắt đầu mất giá trị, các nhà đầu tư chuyển sang vàng như một phương thức thay thế mang tính trú ẩn an toàn và điều này góp phần làm tăng giá vàng. Cũng cần lưu ý rằng khi giá trị đồng đôla Mỹ tăng lên, vàng trở nên đắt đỏ hơn cho các quốc gia khác để mua vào.
Tại sao các nhà giao dịch thích giao dịch vàng?
- Tài sản có tính thanh khoản và biến động tốt.
- Các nhà đầu tư thích mua vàng để làm tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ kinh tế bất ổn vì vàng có xu hướng bảo toàn được giá trị.
- Để hưởng lợi từ đồng đôla Mỹ yếu và thực hiện phòng vệ trước lạm phát.
- Để da dạng hóa danh mục đầu tư.
Cách dễ dàng nhất để tiếp cận với kim loại quý này là giao dịch trên các sàn giao dịch tài chính, đầu tư vào các công ty khai thác vàng hoặc giao dịch các quỹ ETF mà theo sát giá vàng.
Chúc bạn giao dịch hiệu quả!